Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Chiến tranh Việt Nam


Chiến tranh Việt Nam ( 1955 - 1975 ) kéo dài hai mươi năm hậu quả và di chứng khủng khiếp cho những nước tham chiến:
Việt Nam Cộng Hòa chết 316 000 người, bị thương 1 170 000.
 Hoa Kỳ: Chết 58 029, mất tích: 2000, bị thương: 305 000.
 Hàn Quốc:  chết 4407, bị thương 11 000
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: 1 101 000 chết và mất tích, bị thương: 604 000.
Cuộc chiến tranh đã làm cho 5 triệu thường dân Việt Nam thiệt mạng.
Chất độc màu da cam và ném bom hủy diệt 12 ngày đêm xuống Hà Nội luôn luôn có trong tâm thức của mỗi người Việt Nam.
  Không chịu nỗi  tổn thất về nhân mạng. Ngày 27 tháng 1 năm 1973  Hoa Kỳ -  Siêu Cường Quân Sự đặt bút ký vào hiệp định Paris, chấp nhận chào thua, bỏ rơi đồng minh của mình là Việt Nam Cộng Hòa.
    Con số 849 228 là những người vượt biên sống sót chạy trốn khỏi Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đó là chưa kể những người khi vượt biên bị giết hoặc mất tích, hoặc bị bắt cầm tù. Một số lớn những người sống sót khi vượt biên bị cướp bóc, đánh đập, hãm hiếp.
    Con số 1 triệu người ra trình diện học tập cải tạo năm 1975. Có 100.000 người cải tạo trên 5 năm và 165.000 người đã chết khi bị giam giữ.
  Chiến tranh Việt Nam không chỉ phá hủy những đền đài và những di tích văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam mà những chuẩn mực, những trật tự, truyền thống và những giá trị đạo đức cũng đã bị phá hủy.
 Di sản của chiến tranh Việt Nam là những vết thương vẫn còn rỉ máu trong trái tim của người dân hai nước Việt Nam và Mỹ.
   Năm 1994 Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt Nam. Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.


Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Khu Tưởng Niệm Liệt Sĩ Ngã Ba Giồng

  Khu Tưởng Niệm Liệt Sĩ Ngã Ba Giồng.
  Điểm xử bắn Ngã Ba Giồng còn gọi là Trường Bắn Hóc Môn là nơi thực dân Pháp dựng lên để xử bắn các chiến sĩ cách mạng sau cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ đêm và rạng sáng 23 tháng 11 năm 1940 do đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo.
  Nơi đây thực dân Pháp đã xử bắn Nguyễn Văn Cừ, (Tổng bí thư thứ 4 của đảng Cộng Sản Đông Dương). Phan Đăng Lưu ( Ban chấp hành trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam)và nhiều chiến sĩ cách mạng sau Khởi Nghĩa Nam Kỳ. Trung bình  mỗi ngày tại trường bắn Hóc Môn, Thực dân Pháp đã xử tử từ 20 đến 30 chiến sĩ cách mạng và cả những người dân vô tội.
   Từ ngày 23/11/1940 đến ngày 31/12/1940, theo báo cáo chính thức của Thống đốc Nam Kỳ thì riêng tại liên tỉnh Gia Định (gồm Chợ Lớn, Gia Định, Sài Gòn, Biên Hòa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một) Pháp đã bắt và xử án 903 người.
   Trước khi dựng điểm bắn Ngã Ba Giồng, thực dân Pháp đã xử bắn tại Ngã Tư Giếng Nước (còn gọi là Sở Rác nay là Bệnh viện Đa Khoa Hóc Môn): Hà Huy Tập ( Tổng Bí thư thứ 3 đảng Cộng Sản Đông Dương}, Võ Văn Tần (bí thư Xứ Ủy Nam Kỳ), Nguyễn Hữu Tiến (Xứ ủy viên Xứ Ủy Nam Kỳ) , Nguyễn Thị Minh Khai (Xứ ủy viên kiêm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định). Khu vực gần rạp hát Hóc Môn xử bắn Phạm Văn Xứng( Bí thư Huyện ủy Hóc Môn), Đặng Công Bỉnh ( chỉ huy khởi nghĩa Nam Kỳ tại Hóc Môn). 
  Khu Tưởng Niệm Liệt Sĩ Ngã Ba Giồng là khu tưởng niệm những chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trong Khởi Nghĩa Nam Kỳ.