Văn hóa làm người ở Việt Nam là rất thấp.
Ba nói rằng một người có văn hóa là người có hiểu biết, sống đạo đức, biết khiêm nhường, rộng lượng và biết tôn trọng mọi người.
Ở Việt Nam người không có thực tài thì hay khoe bằng cấp,khoe danh, khoe mình học nơi này nơi nọ, đó là quốc nạn ở Việt Nam. Ba còn chỉ cho Đức những chỗ dở của những người nỗi tiếng, có học hàm học vị cao và nói rằng Đức phải học để có bằng cấp đó là việc cần thiết, nhưng phải có thực học.
Người sống đạo đức là người biết sống chân thực, trung thực, tôn trọng sự thực. Người thật thà sẽ bị thiệt thòi trong cái xã hội cạnh tranh hiện nay. Sống thật thà là những giá trị cũ không còn phù hợp.
Văn hóa bầy đàn phổ biến trong xã hội Việt Nam. Khi những sai trái thuộc về đám đông thì những điều tốt đẹp rất khó thể tồn tại. Những biến cố chính trị ở Việt Nam đã làm mai một đi văn hóa truyền thống tốt đẹp của một dân tộc rất lâu đời, đã tạo ra những lớp người sống cơ hội, giả tạo, gian xảo, không có chính kiến, không biết tôn trọng sự thật. Những đám đông nịnh hót nhau, tạo những giá trị ảo cho nhau để trục lợi.
Những người hơn mình phải biết tôn trọng cái thật sự hơn của họ mà phấn đấu, mà tu học. Ganh tị sẽ làm cho mình xấu đi và động cơ sẽ không tốt.
Những người không bằng mình mình cũng biết tôn trọng họ. Bởi vì tôn trọng mọi người là biết tự tôn trọng mình.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Người thật thà sẽ bị thiệt thòi trong cái xã hội cạnh tranh hiện nay. Sống thật thà là những giá trị cũ không còn phù hợp.
Trả lờiXóaVăn hóa bầy đàn phổ biến trong xã hội Việt Nam. Khi những sai trái thuộc về đám đông thì những điều tốt đẹp rất khó thể tồn tại. Những biến cố chính trị ở Việt Nam đã làm mai một đi văn hóa truyền thống tốt đẹp của một dân tộc rất lâu đời, đã tạo ra những lớp người sống cơ hội, giả tạo, gian xảo, không có chính kiến, không biết tôn trọng sự thật..."
Chia sẻ tâm tư với Bửu Đức! Dân tộc ta đang đứng trước thách thức lớn như là con thiêu thân trước nhu cầu tiêu dùng vô bờ, có thể trả giá đắt cho sự mù quáng ấy.