Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Tham ăn và lương thiện.



Thời bao cấp người ta mời người ta mời một nhà phê bình văn học một chầu bia hơi để viết đề tựa của một cuốn sách. Không biết những câu chuyện như thế này có tương tự như danh họa Bùi Xuân Phái vẽ Hà Nội trên hộp thuốc tặng bạn không nhỉ:
- Nhà phê bình khen lấy lòng nhà văn chỉ để uống bia.
- Bùi Xuân Phái trả ơn người mời cà phê bằng tài hoa và tình yêu Hà Nội.

Mấy năm trước gần nhà Đức có người xây nhà lụi bị cưỡng chế nên bị đập. Nhiều người trong xóm nhân cơ hội chôm chỉa sắt thép bán phế liệu và lấy gạch đá làm sân làm đường. Mẹ nói làm như thế kỳ cục lắm. Ba nói rằng trộm cướp tập thể nên người ta không biết xấu hổ. Lòng tham nhiều khi làm cho người ta quên đi danh dự và sự lương thiện của bản thân mình.

Hôm đi ra Huế Đức được ăn bánh canh vỉa hè trước khách sạn. Người bán bánh canh là cụ già bảy mươi tuổi. Món bánh canh ít có bán ở Sài Gòn. Ngon, rẻ và cay. Sự kiện là như vầy nè:
- Bà nội có tiền lẻ nhưng không muốn tốn tiền.
- Tối hôm qua Ba lấy hết tiền của Đức để trả tiền taxi.
Vì hết tiền lẻ nên ba phải đưa tờ năm trăm ngàn cho bà cụ. Bà cụ không đủ tiền thối, hỏi mấy quầy xung quanh cũng không đủ chỉ gần ba trăm ngàn gì đó nên bà cụ nói với Ba:
- Thôi! Tôi biếu cậu vậy.
Ba không chịu nên nói rằng biếu bà cụ số tiền còn lại. Bà cụ không chịu:
- Ui cha! chỉ có mười hai ngàn mà tui lấy của cậu hơn hai trăm ngàn làm răng được. Thôi cậu cứ giữ lại đi coi như món quà thăm Huế lần này.
Ba nói rằng bà cụ là người phóng khoáng và lương thiện. Những người như thế rất xứng đáng được thương yêu và kính trọng. Có những người họ bán nhà cửa để hiến cho nhà nước lập ra giải thưởng gì đó mang tên họ điều đó cũng rất tốt vì họ không cầu lợi nhưng họ cầu danh. Có những người có công với nước họ có nhiều đặc ân, được thưởng những tài sản lớn của quốc gia rất giá trị nên rất giàu có, rất thế lực. Báo chí nước ngoài bây giờ cũng biết nịnh họ. Nịnh họ, họ sẽ được cho tiền, cho nhà, cho xe…

Hôm thi toán trên mạng có những bài rất khó. Cả tuần rồi mà có trường vẫn không vượt qua được. Ba nói rằng cả trường chúng làm không ra đó. Nghĩa là một ngàn thằng dở không bằng một thằng giỏi. Cải cách ruộng đất người ta đem những người giàu có, hiểu biết, có học ra đấu tố nghĩa là một ngàn người dở ăn thịt một thằng giỏi.

Có những bài phê bình họ khen nhà thơ này nhà văn nọ, khi đọc thiệt ra không biết họ khen gì. Khi đọc “ Thi Nhân Việt Nam” hình như không có nhà thơ Tố Hỉu đâu cả cho nên tác phẩm này thiệt ra không có giá trị như nhiều người tưởng, bởi vì những tác phẩm ở trong đó tự bản thân nó có giá trị rồi.

Có người học vài cuốn sách lại được cấp thẻ này này nọ, thuộc lòng vài câu chữ để chứng tỏ cái học của mình. Có người đọc hết sách có giá trị trong những thư viện lớn nhưng không nhớ gì cả, đúng hơn là không thèm nhớ gì cả và trở thành kẻ thất học.

Có những người viết ra những câu chữ bình thường hình như không giống ai nhưng ai cũng nhớ. Có những câu chữ mọi người la làng lên là nhớ mà thiệt ra họ đã quên.
Nước Nga nào đó có họ sĩ điên chuyên vẽ quỷ.
Nước Việt Nam có họa sĩ Phái chuyên vẽ phố Hà Nội cũng gần sắp như sắp ăn mày.
Nhưng về văn học thì Việt Nam hơn hẳn. Có thi sĩ Bùi Giáng vừa ăn mày vừa điên.

Hôm bửa có thằng cha đại gia mời bạn cũ trong nhà hàng sang trong. Có thằng chê món cua lột vỏ ít nhất đã ba tháng rồi, món tôm hùm thì ít nhất đã sáu tháng rồi, món rượu trăm năm siêu độc uống vào chắc chắn sẽ chảy máu bao tử….

Những kẻ phàm ăn đành phải tống cổ hắn ra khỏi bàn tiệc. Lý do là vì hắn nói những điều ăn không ngon miệng.

Những chuyện lang thang này đó là sự tích câu chuyện của một ngàn người tham ăn ăn thịt thằng lương thiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét