Thứ Tư, 3 tháng 3, 2010

Những niềm thương.


Ngày trước khi Đức còn rất nhỏ có người đồng hương bị bệnh ung thư đến nhà ở nhờ để chửa bệnh. Người đồng hương cũng có người bà con ở thành phố nhưng khi đến họ không cho ở nhờ. Ba nói bệnh ung thư không lây nhiễm nên để hai cô chú ở trong nhà.
Đó là một người đàn ông tàn tật chân cụt tới háng đưa một người em gái bị mắc bệnh ung thư đi chửa bệnh đến một nơi cách quê nhà một ngàn cây số. Cả hai cô chú đều không biết chữ và phải vào Sài Gòn chữa bệnh đến đến ba lần.
Đến lần thứ ba thì khánh kiệt họ phải ăn và xin từ thiện để chữa bệnh. Rất nhiều cơ quan từ thiện báo chí, bệnh nhân nghèo, phụ nữ đến đâu cũng bị đuổi. Những cơ quan mang danh từ thiện của thành phố họ làm từ thiện theo sự chỉ đạo chứ không làm từ thiện cho những người người thật sự cần được giúp đỡ mặc dù họ đến tận nơi. May mắn thì có nơi cho hai chục ngàn đồng để đi xe, có nơi thi cho được vài trăm nhưng phải ký đủ loại giấy tờ và họ tịch thu luôn đơn thuốc và giấy giới thiệu của bệnh viện với mức chi phí điều trị tới hàng chục triệu đồng.
Cùng quá phải đến xin từ thiện ở báo Giác Ngộ, một tờ báo không phải là giàu có, và có lẻ vì trong lá đơn xin gửi đến đích danh một trong những thủ lĩnh của phật giáo thầy Thích Trí Quảng nên ba ngày sau có người trực tiếp đem tiền đến bệnh viện trao tận tay cho cô chú đúng số tiền yêu cầu xin. Khi ba đến bệnh viện cô chú nói không biết ai đến hỏi tên và cho tiền , vì cô chú không biết chữ không đọc được trên phong bì là báo Giác Ngộ. Ba bảo đem nộp tiền để chửa trị. Cô chú khóc nói rằng bệnh này trước sau cũng sẽ mất nên muốn về quê để chết, số tiền người ta cho dành để đi xe và mai táng. Ba không cho bảo nhất định phải đem nộp tiền để chữa trị còn rồi thì tới đâu tính tới đó, nhưng khi ba về nhà cô chú đón xe về quê nhà. Một tháng sau cô ấy mất.

***
Vợ chồng cô Nhung và chú Dương đến thuê nhà Đức. Vợ chồng cô ấy mới cưới nhau cha mẹ họ hàng hai bên cho một ít tiền và tiền dành dụm cô chú mở một xưởng nhỏ may gia công.
Ba cô Nhung lên thăm vợ chồng cô chú. Ông có một vết rạch rất dài ở ngực, mới biết rằng mấy năm trước ông phải qua một cuộc phẩu thuật tim và gia đình phải bán gần hết gia sản để cứu mạng cho ông. Cô Nhung phải đi làm rất sớm để phụ giúp gia đình và nuôi người chị học đại học. Trong ảnh đám cưới thấy ngôi nhà của cô Nhung rất là cũ kỷ, nhưng trong ngôi nhà này là một gia đình lớn vì mọi người biết yêu thương và hy sinh cho nhau.
Có những con người quanh ta rất bình thường mà tự nhiên làm cho ta yêu thương và kính trọng.

****
Bà Sáu là chị ruột của bà nội. Bà Sáu có chồng là một cán bộ cao cấp tập kết sau đó vào Nam bị biệt kích bắt phải đầu hàng.Vì chế độ ta coi những người bị đầu hàng là phản bội nên các cô bác con của bà Sáu bị hạn chế cả việc học hành và tiến thân.
Cô Bé là con đầu bà Sáu. Tết năm nay cô Bé không ở nhà ăn tết mà vào thành phố bán vé số. Ba gọi điện mời vợ chồng cô đến ăn tết với gia đình Đức nhưng cô dượng đều lần lượt từ chối. Ba nói rằng cô dượng buồn tủi mà không đến.
Phải chăng người Việt Nam ta quá coi trọng sang hèn, giàu nghèo, thua thiệt hơn tình yêu thương ruột thịt của mình, quê hương của mình, đất nước của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét