Lăng Ông ở Bà Chiểu rộng 18.500 m² trên một gò đất cao, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng.
Tả quân Lê Văn Duyệt là một công thần trụ cột của nhà Nguyễn. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng, trong đó có lần nhận mệnh tôn vua mới, và hai lần làm Tổng trấn Gia Định Thành. Tuy nhiên, sau khi ông mất, nhân vụ người con nuôi của ông là Lê Văn Khôi khởi binh chống Nguyễn, ông bị truy tội, mãi đến đời Tự Đức mới phục hồi danh dự cho ông.
Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 tại vàm Trà Lọt, làng Hòa Khánh, châu Định Viễn, dinh Long Hồ (nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Ông nội của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Hiếu từ làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) vào đây sinh sống. Sau khi Lê Văn Hiếu qua đời, cha ông là Lê Văn Toại rời vùng Trà Lọt đến ở tại vùng Rạch Gầm, làng Long Hưng (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Lê Văn Toại có tất cả 4 người con trai Lê Văn Duyệt là con trưởng. Sử cũ mô tả ông là người thấp bé, nhưng lại có sức mạnh hơn người], từng được coi là một trong "ngũ hổ tướng" ở Gia Định
Lê Văn Duyệt là đại thần của tiên đế được “tiền trảm hậu tấu”, chầu vua không phải lạy. Vụ chém Hoàng Công Lý về tội tham nhũng, cha của một cung tần sủng ái của vua Minh Mạng. Lê Văn Duyệt có công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ vùng đất phương Nam của Tổ quốc.
Trong lăng,nơi chính điện có bức tượng bằng đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, cao 2,65m, nặng 3 tấn, Thiếu phó Lê Chất (phải), Kinh lược Phan Thanh Giản (trái).Là những công thần của triều Nguyễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét