Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Việt Nam trở thành đồng minh với Mỹ là sự cấp thiết để giữ vững nền độc lập và toàn vẹn lãnh thỗ.



Bây giờ mỗi lần xem đài báo tin ngư dân mình bị sát hại, bắt bớ, tống tiền ngay trên lãnh thổ của mình mà không làm gì được thì thật là tủi nhục, uất ức và căm phẫn. Và nếu như có chiến tranh xảy ra thì mình chỉ có thiệt hại càng nặng nề hơn vì tiềm lực nước mình nhỏ và hải quân của mình so với họ còn quá yếu kém.

Và nếu như cứ bị Trung Quốc ức hiếp, chà đạp, bị dè nén như hiện nay thì tủi nhục quá. Bài học trong cải cách ruộng đất, với những chính sách vô đạo đâm cha giết chú không phải là do Trung Quốc đạo diễn đó sao!?. Nạn diệt chủng ở Campuchia không phải Trung Quốc làm quan thầy Khmer Đỏ đó sao!?. Xót! Khmer Đỏ đã giết chết 5 người con của Sihanouk và 3 triệu người Campuchia nhưng vừa rồi Hun Sen vâng lệnh Trung Quốc vô ơn bóp nghẹt tiếng nói của Việt Nam và Philippines trong diễn đàn Asean.

Trong lịch sử chơi với Mỹ không bao giờ bị thiệt. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh,1000 người Nhật bị coi là tội phạm chiến tranh đã bị tử hình, nhưng Mỹ giữ lời hứa bảo tồn chế độ quân chủ của Nhật đến ngày nay.Mỹ cũng đã bồi thường cho những người Nhật bị giam cầm sau trận Trân Châu Cảng. Trong quan hệ nước Mỹ cũng bình đẳng với nước Nhật. Philippines những năm 1960 một nền kinh tế thứ 2 châu Á sau khi trưng cầu dân ý thoát khỏi khối thịnh vượng chung của Mỹ đã trở thành một quốc gia tụt hậu.

Việt Minh khi chống phát xít Nhật không phải là có sự giúp đỡ của Mỹ đó sao!?. Nhưng nước Mỹ gạt bỏ sự cầu cứu hợp tác với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa còn non trẻ vì không muốn vong ơn hữu hảo với nước Pháp là đồng minh của mình từ chiến tranh giành độc lập với thực dân Anh. Mặt khác các nhà chiến lược của Mỹ đã đánh giá sai lầm ý chí chiến đấu của Việt Minh, cũng như không lường trước được sự thất bại nhanh chóng của Trung Hoa Dân Quốc trong Đại Lục. Sự chậm trễ cũng như xem nhẹ các khuynh hướng tiến bộ của các dân tộc, Mỹ đã dồn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về phe xã hội chủ nghĩa và trở thành kẻ thù của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Sự tranh giành ảnh hưởng của các Đế Quốc đã tướt đoạt cơ hội của một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình.

Thực chất Liên Bang Sô Viết của Stalin cũng không tốt đẹp gì với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong những ngày còn non trẻ. Mãi đến năm 1950 mới công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau khi một quốc gia mới thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa công nhận. Nguyễn Ái Quốc người từng sống và học tập ở Pháp, Anh, Mỹ, và Sô Viết nên cũng hiểu rõ bản chất của chế độ Sô Viết từng thủ tiêu những lãnh tụ vô sản phong trào thất bại  các nước Đông Âu. Sau thất bại của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 để bảo toàn tính mạng Nguyễn Ái Quốc phải mai danh ẩn tích ở Thái Lan 11 năm. Sai lầm cải cách ruộng đất đã làm cho uy tín của Hồ Chí Minh suy giảm nhiều, và mặc dù có sự kiềm chế của Liên Bang Sô Viết và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nhưng Lập trường 8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Hiệp định Genève 1954(*) là những thông điệp khát khao xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, tự do, dân chủ, tiến bộ trước khi trở thành chế độ chuyên chế và là tiền đồn của phe Xã Hội Chủ Nghĩa. Đảng Lao Động Việt Nam kiểm soát mọi sinh hoạt đời sống chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa nhưng vẫn duy trì hoạt động của hai đảng Dân Chủ và Xã Hội hỗ trợ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thắng lợi trên diễn đàn chính trị Miền Nam Việt Nam và Quốc Tế. Sự tồn tại của hai đảng Xã Hội và Dân Chủ trong lòng một chế độ chuyên chế như một bảo bối của Hồ Chí Minh nhằm dân chủ hóa Việt Nam trong trật tự và hòa bình đã không thực hiện được. Năm 1976 Đảng Lao động Việt Nam đổi tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam, xóa bỏ tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gắn liền với tên tuổi Hồ Chí Minh cũng như giải tán hai đảng Xã Hội và Dân Chủ.
Trong lịch sử các triều đại Trung Hoa luôn luôn bành trướng và mở rộng lãnh thổ, luôn luôn gây hấn và sách nhiễu các nước láng giềng. Các vùng Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng trước đây không phải là lãnh thổ của Trung Quốc. Suốt bốn ngàn năm, để bảo vệ nền độc lập của mình, Việt Nam một nước nhỏ đã luôn luôn đối đầu với một nước Trung Hoa to lớn và đã hao tổn nhiều xương máu. Năm 1947 lợi dụng danh nghĩa giải giáp tàn quân Nhật, Trung Hoa Dân Quốc đã đưa quân ra chiếm đảo Ba Bình một đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Và... từ khi thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa năm 1949. Trung Quốc có một lịch sử bành trướng, gây hấn và xâm lược với các nước láng giềng và Việt Nam:

- Năm 1950 Trung Quốc đem quân xâm lược Tây Tạng tiêu diệt quân đội non trẻ của nước này và phá hủy 6000 chùa chiền.

- Chính sách hiếu chiến của Trung Quốc đã xúi giục Bắc Hàn xâm lược Nam Hàn và hậu quả là đã gây ra chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. Lúc cao điểm Trung quốc đã huy động đến 2,7 triệu quân. Con trai đầu của Mao cũng mất xác ở đây. Chiến tranh Triều Tiên đã giết chết, làm bị thương, mất tích 800 ngàn quân Liên Hiệp Quốc, 1,5 triệu quân phe xã hội chủ nghĩa, 2,5 triệu thường dân trên bán đảo Triều Tiên.

- Năm 1962 Trung Quốc bất ngờ đem quân tấn công Ấn Độ. Cuộc chiến kéo dài 1 tháng này Trung Quốc đơn phương ngừng bắn vì Ấn Độ cầu cứu sự tham chiến của Mỹ.

- Chiến tranh Trung - Xô năm 1969. Trung Quốc bành trướng lãnh thổ, người anh em xã hội chủ nghĩa Xô Viết này đã tiêu diệt hoàn toàn những mũi tiến công của quân giải phóng nhân dân. Thua đau lại mất một phần lãnh thổ, mãi đến năm 2005 Nga mới trả lại phần lãnh thổ bị mất cho Trung Quốc.

- Những năm 70 người Mỹ chán ngán bởi những thương vong mất mát trong chiến tranh Việt Nam, cùng với dư luận và sức ép phải giải cứu trao trả những tù binh Mỹ đang bị Bắc Việt giam cầm.Ngày 27 tháng 1 năm 1973 Mỹ chấp nhận sự thua thiệt cùng với đồng minh của mình là Việt Nam Cộng Hòa đặt bút kí vào hiệp định Pari. Ngày 19 tháng 1 năm 1974 hải quân Trung Quốc chiếm Hoàng Sa giết chết 74 binh sĩ của Việt Nam Cộng Hòa. Những dấu hiệu trong các cuộc gặp cấp cao Mỹ - Trung cho thấy đây như là sự trao đổi, thỏa hiệp, nhượng bộ. Mỹ đã làm ngơ để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Nhưng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa không kiềm chế được Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thống nhất Việt Nam bằng vũ lực.

- Trung Quốc sử dụng Khmer Đỏ với mục đích tấn công, đánh phá, khống chế, làm suy yếu Việt Nam. Từ năm 1976 - 1978, Khmer Đỏ đánh phá đảo Thổ Chu, Phú Quốc, đánh chiếm một số vùng thuộc các tỉnh biên giới Tây Nam như Tây Ninh, An Giang.Vụ thảm sát Ba Chúc vào tháng 4 năm 1978 với 3157 dân thường bị giết hại. Tính đến năm 1978 có tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới.

- Khi chính quyền Khmer Đỏ bị lật đỗ. Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc xua 40 vạn quân đồng loạt tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Việt- Trung. Xung đột kéo dài trên 10 năm làm thiệt hại nặng nề cho Việt Nam. Trung Quốc liên tục dùng uy thế của nước lớn để cô lập, khống chế Việt Nam trên diễn đàn ngoại giao.

- Ngày 14 tháng 3 năm 1988 Trung Quốc đưa hải quân chiếm bãi đá Colin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam , giết chết 64 hải quân Việt Nam.

- Gần đây Trung Quốc ngang nhiên công bố lãnh thổ đường lưỡi bò. Xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, Philippin,và các nước.... Xâm phạm nghiêm trọng Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển.

- Trung Quốc ngang ngược đánh chìm tàu cá, giết chết, bắt bớ, cướp bóc, tống tiền ngư dân Việt Nam ngay trên vùng biển của mình, bất chấp đạo lý và luật pháp Quốc Tế.

Trung Quốc suốt những năm qua luôn luôn có những chiến lược, luôn luôn có những âm mưu, luôn luôn có những hành động xâm chiếm,gây hấn, bành trướng, thao túng và mở rộng lãnh thổ. Luôn luôn là những mối hiểm nguy cho các nước láng giềng.

Việt Nam là một nước rất nhỏ so với Trung Quốc và không thể tự bảo vệ mình như nước Nga với Trung Quốc. Do những hoàn cảnh lịch sử mà Việt Nam chưa có được một nền dân chủ và nhân quyền được cải thiện như phần lớn các nước trên thế giới. Đó là những trở ngại rất lớn khi Việt Nam trở thành đồng minh với các nước như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh, Pháp,và... Mỹ là một siêu cường về quân sự, là nước có đủ tìm lực mạnh mẽ có thể giúp Việt Nam đối trọng với Trung Quốc vì sự hòa bình, ổn định và an ninh khu vực cũng như chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Thực chất khuynh hướng cải tổ theo hướng dân chủ của Trung Quốc mạnh mẽ và không thể cản trở được, nhưng chủ nghĩa đại dân tộc bành trướng ăn sâu trong tâm thức của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Họ lợi dụng, khống chế, bùa phép, lừa phỉnh Việt Nam để thôn tính biển Đông, khai thác các nguồn tài nguyên giàu có trước khi thay đổi bản chất của chế độ. Và khi đó họ coi như sự việc đã rồi.

Nước Mỹ đến ngày hôm nay đã có một khuôn mặt đẹp đẽ, từ George Washington đến Abraham Lincoln, từ Martin Luther King, Jr. đến Barack Obama là những đấu tranh, cống hiến, hy sinh bền bỉ của người Mỹ. Và khi có một tổng thống da màu trong một quốc gia mà cộng đồng gốc Phi chưa tới 13% là những thăng tiến vượt bật về dân trí cũng như sự trong sáng về dân chủ và nhân quyền trong mỗi công dân Mỹ.

Cải thiện dân chủ và nhân quyền là khát khao của mọi người Việt Nam, là điểm đến hòa hợp dân tộc, là sự an toàn bền vững cho quốc gia. Liên minh quân sự chặt chẽ với Mỹ là giữ gìn an ninh, trật tự trong khu vực và hòa bình thế giới, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thỗ. Hợp tác toàn diện với Mỹ là mở rộng cơ hội phát triển con người và đất nước Việt Nam.



__________________

Ghi chú:

*Lập trường 8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Hiệp định Genève, 1954

1- Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

2- Ký một hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi 3 nước trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thỏa thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vực hạn chế.

3- Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước.

4- Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên Hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó.

5- 3 nước thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại mỗi nước. Sau khi chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình đẳng và củng cố.

6- Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.

7- Trao đổi tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh

8- Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét