Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010
Bệnh thành tích của cuộc thi toán trên Violympic.
Một bài toán đố đơn giản khi đọc qua một vòng hiểu và nhẩm đúng đáp số thường thì phải mất 1/2 phút. Những bài toán toán trên Violympic khoảng 50% là cũng cố các kiến thức đã học, 30% là khó, 15% là rất khó và 5% là siêu khó. Những bài toán này thường mất rất nhiều thời gian, những bài ở dạng quen đã làm rồi thì thường phải mất 5 phút/bài, những bài ở dạng mới chưa từng làm thì phải mất trên 10 phút, những bài siêu khó thì cả buổi.
Mặc khác những đề thi toán trên Violympic dù là cơ sở trên chương trình đã học nhưng phát triển rất rộng rất sâu, những kiến thức sâu rộng như thế không dễ thuộc và nắm chắc trong vòng 1 năm.
Ba Đức nói rằng những thầy cô nào giải ra hết những bài toán của khối lớp mình dạy trên Violympic xứng đáng là giáo viên dạy giỏi rồi. Và tất nhiên những học sinh giải được hết những bài trên Violympic phải là những học sinh rất giỏi và siêu giỏi.
Những vòng thi có ban giám khảo như các vòng 20, 25, 30 nhiều học sinh đạt tới mức siêu tốc độ quả là khó tin, nếu như ở các thí sinh thi tự do thì có thể được vì học sinh có thể làm trước qua nhiều tên khác nhau và thuộc lòng các bài toán.
Kính thưa bác bộ trưởng Giáo Dục Việt Nam. Đức thi một mình nên những bài làm không ra thì có ba hỗ trợ nên vượt qua hết các vòng, nhưng đấy là thi tự do nên ăn gian chút đỉnh hổng sao chủ yếu là học tập, nhưng những trường, phòng, sở có ban giám khảo hẳn hoi mà tốc độ siêu tốc như thế thì bác nghĩ sao? Đó là sự ăn gian tập thể rất nguy hại cho quốc gia. Bác bộ trưởng có dám làm một cuộc sát hạch về sự trung thực của các lãnh đạo giáo dục ở trường, phòng, sở mà có các học sinh thi có điểm tuyệt đối đạt tốc độ siêu tốc như thế không?
Ba đánh giá rằng nếu Đức thi những vòng có ban giám khảo thì tỉ lệ đạt dưới 200 điểm là 10%, từ 200 đến 290 điểm là 60%, điểm tuyệt đối là 30% mà thời gian chắc chắn là phải trên 15 phút. Trung bình mỗi vòng có 20 bài toán lớn nhỏ vì thế không thể làm với tốc độ chỉ 2 đến 3 phút thì chắc chắn là gian lận.
Ba nói rằng Đức học trong một trường có học sinh lớn nhất nước, có cơ sở vật chất giàu có nhưng không tổ chức cho học sinh thi Violympic thật là xót xa. Nhưng những trường có nhiều thầy cô giỏi nhưng chay theo thành tích, gian lận giả dối thì thật là nguy hại.
Hôm về quê ba có gặp một thầy hiệu trưởng, thầy nói rằng thầy mới có bằng C tiếng Anh nhưng thầy không trả lời nỗi mấy câu xã giao thông thường, đúng ra thì thầy hỗng có chữ tiếng Anh nào trong bụng thầy cả.
Làm sao có học sinh trung thực khi thầy cô giáo không trung thực. Ờ nhỉ Chu Văn An trước khi được đưa vào Văn Miếu thờ thì cũng phải về vườn và vua Trần không muốn Chu Văn An bị hại nên mới đốt Thất Trảm Sớ.
Nguyễn Như Bửu Đức.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét