Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Một dân tộc văn minh là dân tộc đó thấu hiểu và tôn trọng đạo lý.

Đạo lý là cái lẽ hợp với khuôn phép, đạo đức ở đời. Đạo lý là cái lẽ phải đương nhiên mà ai cũng phải công nhận, vì nó phù hợp với lương tâm và đạo đức của con người. Trong các từ điển tiếng Việt của chúng ta nôm na đại khái như thế.
Khi nghiên cứu và đánh giá một nền văn hóa bên những giá trị khác, giá trị về đạo lý là yếu tố quan trọng để đánh giá về tầm vóc, bản lĩnh và văn minh của dân tộc đó.
Việt Nam một dân tộc rất lâu đời và tồn tại bên một nước Trung Hoa to lớn vì chúng ta có một nền tảng đạo lý bảo vệ nền độc lập dân tộc:
Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà được cho là một sáng tác của Lý Thường Kiệt trong lần chống quân xâm lược Tống năm 1077. Được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Đạo lý ở đây là sự tin tưởng vào sự phân định của trời đất và ý chí giữ vững nền độc lập.
Trong bài “Hịch Tướng Sĩ “ của Trần Hưng Đạo năm1284 trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Đạo lý ở đây là danh dự và quyền lợi của cộng đồng.
Trong thời kỳ kháng chiến chông quân Minh, Bình Ngô Đại Cáo năm 1428 của Nguyễn Trãi đề cao đạo lý nhân nghĩa và bản lĩnh đấu tranh cho những giá trị con người. Nó gần gũi với Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc năm 1948.
Trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh nêu ra cái đạo lý trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ và Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền năm 1791 của nước Pháp nhưng đã biên tập và văn minh hóa hai văn kiện này bởi các yếu tố phân biệt chủng tộc và coi trọng nam giới.
Bên cạnh những giá trị được cho là những bản tuyên ngôn của Việt Nam này ta còn có: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” năm 1861 của Nguyễn Đình Chiểu, “Nam Bộ kháng chiến” năm 1945 của Tạ Thanh Sơn, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” năm 1946 của Hồ Chí Minh, “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn là những giá trị đạo lý của lòng yêu nước, sự nhân bản, khát vọng hòa bình và thống nhất đất nước.
Trong dân gian ta có những câu: “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Đó là đạo lý về tình yêu thương nòi giống và dân tộc.
Và đến hôm nay thật xót xa khi hai tác giả Tạ Thanh Sơn và Trịnh Công Sơn có những đóng góp to lớn đỉnh cao của nền văn hóa Việt Nam, cho những giá trị Việt Nam lại chưa có một danh hiệu nào từ nhà cầm quyền Việt Nam dù đó là truy tặng.( còn tiếp)
Như Đồng tháng 2 năm 2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét