Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Văn hóa của báo chí




Văn hóa của báo chí


Khi quan sát, giao tiếp với một người bao giờ cũng làm cho ta tiếp thu được nhận thức của người đó, cảm nhận được người này tốt hay không tốt, đáng tin hay không đáng tin, chân thật trung thực hay giả dối. Người này chơi với mọi người vô tư vì cộng đồng, vì sự tiến bộ hay vì lợi lộc. Những thông tin đó tập hợp lại cho ta định hình được về văn hóa của người đó. Khi đọc một bài báo những cảm nhận tương tự như thế cho ta cái định hình được về văn hóa của bài báo đó.
Một bài báo cũng là do con người viết ra nên nó cũng truyền đạt được những phẩm chất của người viết một cách tự nhiên vượt ra ngoài sự kiểm soát của trí tuệ người viết. Nghĩa là một người xấu xa dù tài giỏi tới đâu cũng không thể che dấu được hết những lỗi lầm của mình và nó sẽ bị phát hiện bởi những người từng trãi, uyên bác, tinh tế, sâu sắc.
Động lực tốt hay không tốt của bài viết là yếu tố quan trọng để thẩm định giá trị của bài viết, bài bài báo tốt bao giờ cũng xuất phát từ động lực tốt, nó thật sự là một nhu cầu cống hiến của tác giả.
Trong thời đại thông tin hiện nay một người dù ở nơi đâu cũng lĩnh hội được những tinh hoa của xu thế toàn cầu hóa. Văn hóa của báo chí vì thế cũng được nâng cao và thay đổi nhanh chóng và vai trò của cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tôn trọng người đọc là yếu tố làm cho bài viết được dễ dàng đi đến với độc giả, yếu tố đầu tiên để độc giả dành thời gian để đọc, nghe, nhìn rồi mới lĩnh hội những thông tin của bài viết. Người viết đứng ở góc độ cần sự chia sẻ hơn là sự áp đặt thông tin, khoe khoang kiến thức hay quảng bá cá nhân, người viết càng không thể coi mình ở vị trí cao hơn hay thấp hơn độc giả mà xem độc giả như người đối thoại với chính mình. Tôn trọng độc giả nghe qua thì thấy dễ nhưng rất khó thực hiện vì khi đó tác giả phải hy sinh cái tôi nhiều nhất.Tôn trọng người đọc người viết phải thấu hiểu những nền tảng đạo đức, phong tục văn hóa, uyên thâm về kiến thức cũng như sự sâu sắc từng trãi về nghiệp vụ.
Bản chất của thông tin mang yếu tố khách quan, nhưng việc truyền đạt thông tin và bình luận thông tin lại mang yếu tố chủ quan của con người. Đây là yếu tố mà độc giả định vị được người viết đang ở đâu, thuộc lực lượng nào, tiến bộ hay lạc hậu, tốt hay không tốt. Một nhà báo có tầm ảnh hưởng là người tôn trọng sự chân thực và đạo đức của thông tin.
Người ta truyền tụng rằng Khrushchyov tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô ông ta tự mình không viết nỗi một bài báo cho nên viết lách không phải là việc dễ dàng. Người viết phải có tư duy rõ ràng, cái tư duy đó hình thành trên nhu cầu thông tin cần truyền đạt sao cho ngắn gọn, súc tích, giản dị, dễ hiểu và nhiều cảm xúc. Trên cái cơ sở nhu cầu truyền đạt thông tin mà người viết sáng tạo một lối hành văn, bố cục, ngôn ngữ, thể loại thích hợp từ đó mà có đủ bản lĩnh vượt qua những khuôn sáo mực thước có sẵn.
Nhìn rộng hơn của từng cá nhân thì ta có một cộng đồng, một xã hội báo chí. Khi các lực lượng thống trị muốn báo chí là công cụ phục vụ chế độ, còn bản thân nhà báo thật sự lại muốn những bài báo mình viết ra là những giá trị văn hóa.Trong hành trình của nhân loại đầy những cặn bã và tinh hoa, rác và văn hóa. Những người tiên phong lại là những nhà báo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét