Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Đạo ở đời


Đạo ở đây mình muốn nói là những nề nếp, những trật tự, những phẩm hạnh và đạo lý mà con người có bổn phận giữ gìn trong đời sống.
Trong xã hội hiện đại khi con người có nhiều nhu cầu về vật chất  càng phải sống thân thiện và bền vững với môi trường thì yếu tố văn minh về tinh thần lại quan trọng hơn bao giờ hết.
“ Đạo” lại là yếu tố quan trọng và tất yếu để đánh giá trình độ, nhận thức của cá nhân và xã hội đó.
Ông bà ta có câu: “Giấy rách phải giữ lấy lề” nhắc nhở ta về cái đạo làm người: Dù trong những hoàn cảnh khó khăn như thế nào cũng phải giữ cho trong sạch, dù nghèo hèn cũng phải biết giữ những nề nếp, trật tự, phẩm hạnh.
“ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm” câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu là là cái đạo làm người: Phải sống sao cho dù xã hội nào, nền văn hóa nào cũng được tôn trọng.
“Đạo” của một xã hội, cộng đồng, dân tộc luôn luôn được bồi bổ hoặc bị hủy hoại trong đấu tranh sinh tồn với con người và thiên nhiên. Trong lịch sử phát triển của loài người có những dân tộc bị xâm lăng, bị hủy diệt phải chăng bản lĩnh sinh tồn, sức mạnh và ý thức cộng đồng, tinh thần yêu nước của dân tộc đó bị hủy hoại!? . Trong cách mạng nhung ở Ba Lan, Đức, Tiệp luôn luôn là bài học quí giá cho loài người về đấu tranh hòa bình, tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng và sự nhân bản.
Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay ý thức tôn trọng sự khác biệt để cùng chung sống hòa bình và Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc là “đạo” mà cá nhân, xã hội, dân tộc, quốc gia nào cũng noi theo.
“Đạo” là phong cách sống vì cộng đồng, không vì lợi ích cá nhân mà cơ hội, mà vụ lợi. Biết thương xót giống nòi, đồng loại trong thiên tai địch họa. Biết giữ gìn môi trường sống. Coi trọng sự an toàn của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Biết giữ gìn trật tự, hòa bình trong đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi.
“ Đạo” là trong một xã hội mà người tàn tật, người già, trẻ em được quan tâm chăm sóc. Người lớn tuổi được thương yêu kính trọng. Lãnh tụ có trách nhiệm và biết kính trọng nhân dân. Và mọi người được đối xử bình đẳng.
“ Đạo” là ý chí, bản lĩnh bảo vệ nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ. Là khát vọng bình đẳng với các dân tộc. Đạo cũng là các nước lớn có sức mạnh siêu cường biết tôn trọng nền độc lập, sự khác biệt và bình đẳng giữa các dân tộc.
“Đạo” ở đời phải chăng là điểm đến mà loài người đấu tranh, phấn đấu, tu luyện, là cái tinh hoa to lớn của trời đất nhưng hội tụ trong cá nhân của mỗi người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét