Cá mè một lứa.
Thành ngữ tiếng Việt: “ cá mè một lứa” hàm ý chỉ sự không phân biệt trên dưới, không ai chịu ai, hàm ý phê phán.
Có một gia đình thợ hồ đến thuê nhà, người con trai làm việc giỏi hơn người cha nên được trả công cao hơn, trong nói năng thiếu tôn trọng người cha. Những lần tranh cãi trong gia đình người vợ đều hùa theo con mà không biết trật tự phải trái. Ba rất khó chịu và tìm cách lấy lại nhà. Ba nói rằng ở gần với những người sống kiểu “cá mè một lứa” như thế rất là nguy hiểm.
Một gia đình ở gần nhà Đức, bình thường họ rất hiền lành, nhưng khi có cải vả trong gia đình con cái đều hùa theo mẹ xỉ vả người cha. Một lần chịu hông nỗi ba góp ý thế là bị họ làm mình làm mẩy làm cho ba tịt luôn. Ba nói sống “ cá mè một lứa” như thế là không được.
Bác bốn vì con đông nên các anh chị không được học hành tới nơi tới chốn. Bác bốn phải lệ thuộc vào tiền gửi cho hàng tháng của các con bác nên bác thật sự không quyết định được những việc trọng đại trong gia đình.Ba có hai ngôi nhà để trống từ 2005 đến bây giờ nhưng không cho người ta thuê nguyên căn vì giấy tờ chủ quyền chưa làm xong.Ba nói những người con của bác bốn đến ở vì các anh chị thuê nhà rất tốn kém.Có anh chị còn bảo ba phải viết cam kết cho mượn nhà gì đó nữa ba bực mình nói rằng: mấy đứa nó thích sống tự do, thích sống “cá mè một lứa” chứ không muốn tuân theo những phép tắt.
Ngày xưa trong cải cách ruộng đất có những người viết đơn từ bố mẹ, thậm chí có những người đấu tố bố mẹ đẻ ra mình, có những người vợ đấu tố chồng…đó là những người hùa theo cách mạng, “ cá mè một lứa ” với cách mạng. Ngày nay có những con đường mang tên những người…ba nói rằng người này đã từ chối bố mẹ mình …
Có những giá trị được để lên trên đạo lý… thật là xót xa.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét