Trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945. Mở đầu bản Tuyên Ngôn là một nguồn sáng từ nước Mỹ:
“Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”Nguyên văn đoạn trích này là:
We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.Tạm dịch:
Chúng tôi thấu hiểu chân lý trở thành hiển nhiên với đồng loại(cùng màu), rằng tất cả mọi người đàn ông được sinh ra bình đẳng, rằng họ vốn có bởi tạo hóa cho họ những quyền không thể chuyển nhượng được,rằng trong số này là sống, tự do và mưu cầu về hạnh phúc.
Trong bản Tuyên Ngôn của Việt Nam đã không nói đến hàm ý chỉ bình đẳng với những người cùng màu da và không đề cập việc chỉ coi trọng nam giới. Nó là trong những nguyên nhân để nước Mỹ có một khuôn mặt đẹp đẽ như ngày nay phải hao tổn nhiều máu và nước mắt.
Tiếp theo là một dẫn chứng từ một văn kiện của nước Pháp:
“Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.Nguyên văn tiếng Pháp:
Article premier - Les hommes naissent et demeurent libres et égaux en droits. Les distinctions sociales ne peuvent être fondées que sur l'utilité commune.Bản dịch tiếng Anh:
Men are born and remain free and equal in rights. Social distinctions may be founded only upon the general good.Tạm dịch: Đàn ông sinh ra ( vẫn ) tự do bình đẳng về quyền lợi. Sự biệt đãi xã hội chỉ có thể xây dựng dựa trên sự tốt chung.Nghĩa là trong bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam dẫn chứng nhưng không đưa ra cái “người ta” chỉ dành riêng cho nam giới.
Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp mới chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp.
Sự thật qua lăng kính của Hồ Chí Minh làm cho người dân Việt Nam nhìn nước Mỹ và nước Pháp văn minh hơn nhiều nếu như không đề cập đến yếu tố chân thực và trung thực.
Mặt khác tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh không ưu tiên đưa ra cái chân lý độc lập của dân tộc Việt Nam như là nội lực, như là nguồn năng lượng cho cuộc đấu tranh. Sự vay mượn đã được thay thế cho cái cốt lõi, dễ dàng thỏa hiệp với cái đã xưa cũ, điều này là điểm yếu kém về tư duy lý luận, yếu kém về tư tưởng của văn kiện này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét